Không cần phải đợi đến khi trận đấu tập cuối cùng với U22 Việt Nam trước khi lên đường sang UAE, HLV Park Hang Seo và các cộng sự hẳn đã có ít nhất 18-19 cầu thủ sẽ cùng mình “chiến” ở vòng loại World Cup 2022.
Đây không phải là điều gì bất thường, bởi nhìn vào thói quen của thuyền trưởng tuyển Việt Nam phong độ, năng lực... việc những cái tên quen thuộc với người hâm mộ 3 năm qua dưới thời ông Park khó mà bị loại, trừ trường hợp bất khả kháng.
![]() |
HLV Park Hang Seo về cơ bản đã có cho mình danh sách những cầu thủ chủ chốt ở tuyển Việt Nam |
Danh sách này đương nhiên sẽ gồm phần đông các cầu thủ đến từ HAGL, Hà Nội bên cạnh đó với cặp trung vệ số 1 hiện tại là Quế Ngọc Hải, Bùi Tiến Dũng, phía trên thêm Văn Đức, Tiến Linh...
Thậm chí, vì thói quen và khiếm khuyết bên hành lang cánh trái ông Park cũng có thể vẫn mang Văn Hậu vừa mới hết chấn thương sang UAE cùng mình hòng tính toán, và chờ đợi cầu thủ người Thái Bình trở lại.
Về cơ bản, nhóm cầu thủ sẽ ngồi khoang hạng nhất đồng nghĩa với việc chắc suất cho chuyến đi UAE tới đây vẫn sẽ là những con người cũ từng cùng HLV Park Hang Seo đi đến chiến thắng kể từ cuối năm 2017 đến bây giờ.
... chỉ còn khốc liệt vé vớt
Sau trận đấu tập cuối cùng với U22 Việt Nam, HLV Park Hang Seo không vội rút gọn danh sách 27 cầu thủ cùng mình đi UAE, mà sẽ chờ đến hôm nay mới công bố.
Không vội bởi chiến lược gia người Hàn Quốc cần thêm ít thời gian để cân nhắc, tính toán với khoảng gần chục cái tên cho tấm vé vớt đi UAE, hơn là màn thể hiện của nhóm cầu thủ này ở trận đấu với U22 Việt Nam.
![]() |
những tấm vé còn lại là cuộc cạnh tranh khá khốc liệt, dù chỉ là suất hạng 2 |
Với 2 tuần tập trung, kèm theo đó là khoảng thời gian theo dõi trước đây HLV Park Hang Seo hoàn toàn nắm bắt được năng lực của từng cá nhân, nên nỗ lực hay thể hiện được gì những ngày qua chỉ là phụ, cơ sở để có tên vẫn nằm ở sự thích nghi như thế nào mới quan trọng.
Nếu thế cơ hội những tân binh như Thanh Bình, Thanh Thịnh, Văn Long, Hoàng Anh, Văn Vũ... lọt vào danh sách cuối cùng không nhiều vì như đã nói để ông Park chọn thông thường dựa trên yếu tố thích ứng với lối chơi, các đồng đội còn lại trên sân.
Khó nghĩ nhất đối HLV Park Hang Seo vào lúc này xem ra nằm ở 2 cái tên còn lại trong khung thành bên cạnh một Đặng Văn Lâm đã chắc chắn có chỗ.
Thủ thành kỳ cựu Tấn Trường với phong độ, kinh nghiệm sẽ khó bị gạch tên trừ lý do đặc biệt nên ông Park chỉ còn phải chọn 1 trong 3 người còn lại gồm Văn Toản, Văn Hoàng cùng tân binh Văn Phong.
Trong số này thủ thành đang khoác áo CLB Sài Gòn khó nhất vì là tân binh bên cạnh thể hình thua thiệt hơn so với các đồng đội, trong khi Văn Toản và Văn Hoàng khá đồng cân, đồng lạng để mới khó nghĩ.
Tất nhiên, lựa chọn ai cũng không quá quan trọng bởi trên thực tế cũng chỉ là số 3 cho Văn Lâm hoặc Tấn Trường mà thôi, nhưng thế nào thì HLV Park Hang Seo cũng phải chọn cho “đủ mâm, đủ bát” trước ngày đi.
Dù chỉ là 8-10 suất vé vớt, nhưng cũng chẳng dễ cho thuyền trưởng tuyển Việt Nam quyết định vì nhìn vào có vẻ như ai cũng xứng đáng đi UAE...
Video lượt đi vòng loại World Cup Việt Nam 1-0 UAE:
Mai Anh
Đối thủ của ĐT Việt Nam UAE vừa có chiến thắng với tỷ số 5-1 trong trận giao hữu làm nóng trước thềm vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á.
" alt=""/>Tuyển Việt Nam chốt danh sách, xong suất chính thức, đợi vé vớtTrung tâm thể dục tên là G ở Quận 10, được Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM hợp đồng để sinh viên học giáo dục thể chất.
Theo đó, nữ sinh viên phản ảnh rằng khi nhắn tin cho ông L, huấn luyện viên của trung tâm - nhờ gửi mấy bài tập trên lớp, ông này nhắn lại: "Mời thầy đi hát karaoke đi thầy gửi cho". Sinh viên trả lời: "Thầy bào mòn sinh viên nghèo như em quá vậy". Ông L. nhắn: "Chia tiền, đừng lo lắng. Sau này anh chấm thi em mà, em lo gì lỗ nè".
![]() |
![]() |
Gợi ý sinh viên nữ đi karaoke, một nhân viên trung tâm thể dục bị đuổi việc |
Theo thông tin trên trang này sau khi nhận được phản ánh của sinh viên, nhà trường đã làm việc với đại diện trung tâm thể dục G.
Ông L được xác định đã có lời nói và hành vi khiếm nhã với sinh viên, vượt quá phạm vi chức trách công việc được giao.
Cũng theo thông tin đăng tải trên trang này, ông L đã đăng trên trang cá nhân xin lỗi về vụ việc : “ Gửi bạn…và các bạn Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM, tôi chân thành xin lỗi về các sự việc xảy ra vừa qua đã làm ảnh hưởng tới việc học cũng như tâm lý của các bạn khi đi học môn giáo dục thể chất tại G. Những gì tôi đã nhắn tin cho bạn xuất phát từ phía cá nhân đã gây ra hiều nhầm giữa tôi không liên quan gì đến trung tâm G. Tôi chấp nhận mọi quyết định và mức kỷ luật của công ty đề ra, cũng như rất hối hận cho những nông nồi của mình. Tôi thành thật xin lỗi các bạn nhiều”.Phía trung tâm G sau đó đã sa thải ông L.
Ngoài ra, trung tâm G cũng làm rõ một huấn luyện viên bị phản ánh có hành vi đe doạ sinh viên. Vị huấn luyện viên này đã bị giáng chức.
Trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM, cho hay nhà trường thuê trung tâm G để sinh viên học thể chất. Tuy nhiên, phía trung tâm vẫn kinh doanh cho khách vãng lai nên không thể tránh khỏi va chạm.
Lê Huyền
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho hay đã có văn bản gửi cơ quan chức năng nhờ xác định các cá nhân mặc đồng phục của trường đóng clip sex.
" alt=""/>Gợi ý sinh viên nữ đi karaoke, một nhân viên trung tâm thể dục bị đuổi việcTheo GS Trương Nguyện Thành, Việt Nam hiện có 4 thách thức trong phát triển nghiên cứu khoa học ứng dụng là do:
Thứ nhất,ở tầm vĩ mô, hiện nay có những thử thách từ hệ thống giáo dục và nghiên cứu khoa học do chịu ảnh hưởng mô hình của nước Nga ngày xưa. Theo mô hình này, trường đại học chỉ tập trung đào tạo, nghiên cứu khoa học là việc của các viện nghiên cứu. Từ đó, dẫn tới việc phân chia ngân sách nghiên cứu và phát triển hạ tầng cơ sở.
Thứ hai, nhu cầu phát triển nghiên cứu ở trường đại học đã bước đầu cải thiện khi phải nâng cao thứ hạng, chất lượng đánh giá. Trước đây, giảng viên đại học chỉ dạy thì nay phải kiêm thêm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, vì không đưa hướng dẫn nghiên cứu sinh là một phần trách nhiệm đào tạo khiến thời lượng dạy của giảng viên của Việt Nam rất cao.
Quỹ nghiên cứu khoa học Nafosted đã mở ra nguồn kinh phí mới cho nghiên cứu khoa học, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu phát triển nghiên cứu ứng dụng vì đầu tư cho các phòng Lab ứng dụng rất cao.
Thứ ba,cơ chế quản lý đề tài nghiên cứu khoa học từ các nguồn cung cấp cho nhà nghiên cứu đã tốt hơn nhiều nhưng chưa hoàn toàn “trôi” khi cơ chế nghiệm thu những bài báo khoa học thì rất đơn giản nhưng những đề tài ứng dụng lại rất khó. Đặc biệt, việc nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học có tính chất thực nghiệm rất khó, dẫn tới những người nghiên cứu khoa học với mục tiêu “làm bài báo” cho xong chuyện.
“Chính lực đẩy và kéo đã khiến cho việc nghiên cứu khoa học ở Việt Nam rất khác. Tại sao có việc tối ngày lo đi làm bài báo mà không làm ứng dụng? Đơn giản là làm ứng dụng nghiệm thu khó quá. Từ nghiên cứu tới nghiệm thu phải đi qua bao nhiều cửa. Còn làm bài báo cho “xong” thì rất đơn giản. Ngay cả việc xét GS hay PGS cũng yêu cầu bài báo. Như vậy luồng nước thông chỗ nào thì sẽ chảy chỗ đó và sẽ không có chuyện nước chảy ngược dòng” - GS Trương Nguyện Thành khẳng định.
GS Trương Nguyện Thành, kể ông đã có trải nghiệm khi làm ở Viện Khoa học và Công nghệ tính toán TP.HCM và được Sở khoa học và Công nghệ TP.HCM nghiệm thu đề tài nghiên cứu ứng dụng trước hội đồng.
“Tôi thề với Giám đốc Sở khoa học Công nghệ là anh Phan Minh Tân lúc đó rằng sẽ không bao giờ làm một đề tài ứng dụng và trình cho Sở lần thứ 2”. Lý do tại sao? Vì Hội đồng nghiệm thu rất thiếu kinh nghiệm, những người trong hội đồng cho đề tài của tôi không đủ kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học chuyên sâu, không đủ trình độ phản biện mà chủ yếu ngồi chém gió, phê bình”.
Theo GS Trương Nguyện Thành, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đủ trình độ làm nghiên cứu ứng dụng nhưng từ phòng thí nghiệm ra tới thị trường là một khoảng thời gian rất xa. Ở phòng thí nghiệm người nghiên cứu chỉ cần chứng minh phương pháp khả thi (proof of concept) nhưng thị trường cần hiệu quả kinh tế trong đó có cả phân tích thị trường và mô hình kinh doanh. Trong khi đó, quy trình để đưa kết quả nghiên cứu từ phòng Lab ra thị trường lại rất nhiêu khê và ít được quan tâm.
Thứ tư,cơ chế báo cáo ở Việt Nam hiện nay rất nhiêu khê. Công việc nghiên cứu thì khó về tính khoa học nhưng khi báo cáo độ khó tính bằng số trang. Hơn nữa nghiên cứu khoa học là làm cái mới, rủi ro rất lớn nhưng ở Việt Nam thì quản lý khoa học không muốn có “rủi ro”. Vì vậy những nhà nghiên cứu khoa học thường nghiên cứu những chuyện cũ kĩ mà ở nước ngoài đã làm và cần “modify” một chút để cho ra cái riêng của mình vừa an toàn mà không rủi ro.
Công chức phải trả lời lấy bằng tiến sĩ để làm gì?
PV: Thưa ông, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM nói rằng: “Tôi không biết công chức mình đào tạo tiến sĩ để làm gì vì tiến sĩ là để làm nghiên cứu khoa học, cái cần học là chính sách công". Quan điểm này nhận được sự đồng tình của dư luận còn cá nhân ông thì sao?
GS Trương Nguyện Thành: Một cá nhân có nhu cầu học tiến sĩ là để làm nghiên cứu chuyên sâu một khía cạnh nào đấy. Như vậy công chức có cần thiết lấy bằng tiến sĩ hay không thì đây là câu trả lời rất rõ ràng nhất. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, có cầu thì mới có cung và nếu xã hội không có nhu cầu thì tại sao nhiều người phải bỏ tiền ra làm tiến sĩ?
PV: Các chức danh và trình độ học thuật gắn với cơ hội thăng tiến?
GS Trương Nguyện Thành:Vì văn hóa của chúng ta gắn lên chức danh, hay trình độ học thuật đó quá lớn. Điều này giống như cái “mũ” chứ không phải trách nhiệm công việc. Ở nước ngoài giáo sư là một trách nhiệm công việc, có nghĩa cá nhân này ở cái tầm đó trong trách nhiệm giảng dạy chứ không có hào nhoáng, còn Việt Nam thì không. Anh là giáo sư thì mãi mãi là giáo sư. Quan sát nhiều người Việt Nam tôi thấy họ có đủ tố chất làm nghiên cứu lớn. Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam khi đi ra nước ngoài phát triển tốt và chứng minh được ví trí của mình. Nhưng một nghich lý xảy ra hiện nay là những giáo sư, có tiến sĩ ở nước ngoài thì phần lớn để đi dạy, trong khi đó làm khoa học nếu dừng trong 3 năm sẽ mất khả năng nghiên cứu. Tôi nói như vậy để trở lại dòng nước chảy rằng một dòng nước thông hơn thì dù muốn nó ngược chiều vẫn sẽ không được. Nước không bao giờ chảy ngược chiều nên ai cũng chọn cho mình đường đi thuận lợi.
Chính từ cái nhu cầu đấy mà gây ra hiệu quả như vậy. Việc này còn có hậu quả nặng nề hơn là không có môi trường liêm chính khoa học. Một cá nhân không có khả năng làm nghiên cứu nhưng vẫn được cơ sở đào tạo chấp nhận cho học. Như vậy nếu không có cơ chế về chính sách liêm chính khoa học thì cái chính sách, lương bổng kia sẽ nguy hại hơn rất nhiều .
PV: Tuy nhiên cũng có những vị trí mà các cán bộ nhà nước phải là tiến sĩ, cụ thể như họ là những người soạn dự thảo, tham mưu chính sách thì tư duy khoa học rất quan trọng thưa ông?
GS Trương Nguyện Thành:Đúng là có những vị trí đòi hỏi phải có tiến sĩ. Ở nước ngoài cũng vậy, ở những viện nghiên cứu chính sách tham mưu, những người nghiên cứu có trình độ chuyên sâu rất cao. Và có những giáo sư ở các trường đại học cộng tác với những viện này để cung cấp thêm kiên thức chuyên môn là đúng. Nhưng nếu là người làm hành chính hằng ngày, không phải vị trí công việc nghiên cứu và tham mưu thì cần bằng tiến sĩ để làm gì?
PV: Theo ông làm thế nào để việc học tiến sĩ quay về đúng ý nghĩa của nó, rằng đây là nhu cầu tự thân của mỗi người?
GS Trương Nguyện Thành:Trước hết phải thay đổi nhận thức, mà muốn thay đổi đổi nhận thức thì phải thay đổi nhu cầu, từ đó sẽ thay đổi hành vi. Cụ thể, nếu vị trí này không cần phải có bằng tiến sĩ thì không ai dại gì bỏ tiền ra đi học tiến sĩ. Quan trọng nữa là các đơn vị tuyển dụng, các chính sách tuyển dụng có nhận ra sự thay đổi này là cần thiết hay không.
Thực tế, số lượng tiến sĩ ở Việt Nam cao nhưng hiệu quả nghiên cứu khoa học/tổng số tiến sĩ quá thấp. Bởi phần lớn những người có bằng tiến sĩ không làm đúng việc là nghiên cứu chuyên sâu. Mặt khác họ cố lấy bằng tiến sĩ cho bằng được nhưng “bỏ xó” khi đã có một vị trí, công việc như mong đợi.
PV: Ông có kiến nghị gì?
GS Trương Nguyện Thành: Ngày nào xã hội còn có cầu thì ngày đó còn có cung. Tôi nghĩ nếu giải quyết bài toán này từ khía cạnh kinh tế thì may ra giải pháp có thể bền vững.
Lê Huyền
"Tôi không biết công chức mình đào tạo tiến sĩ để làm gì vì tiến sĩ là để làm nghiên cứu khoa học, cần học là chính sách công", Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM nêu quan điểm.
" alt=""/>GS Trương Nguyện Thành: Nhiều Tiến sĩ tối ngày chỉ lo đi làm bài báo